Skip links

Câu hỏi Tag question, trần thuật, đề nghị trong Part 2 TOEIC

Part 2 TOEIC – Hỏi & Đáp (Questions – Responses) có ba loại câu hỏi khá đặc biệt, đó là câu hỏi đuôi Tag question, trần thuật và đề nghị. Tại sao lại đặc biệt? Hãy cùng Strawberry tìm hiểu nhé.

Trước tiên, chúng ta cùng khám phá câu hỏi đuôi (Tag question) nha.

Câu hỏi đuôi Tag question có đoạn đầu giống như câu văn bình thường (có thể ở hình thức khẳng định hoặc phủ định) nhưng cuối câu lại hỏi thêm “phải không?

– Nếu trước dấu phẩy là câu khẳng định.
→ Câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định.

– Nếu trước dấu phẩy là câu phủ định.
→ Câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định.

tag question toeic part 2 strawberrytoeic.com

Câu hỏi đuôi được dùng để xác nhận thông tin trong câu chính trước dấu phẩy

Cách trả lời câu hỏi tag question thường có “Yes / No”, cụ thể như sau:

Câu hỏi đuôi – Trước dấu phẩy là câu phủ định

Bạn nên đặc biệt lưu ý khi trước dấu phẩy trong câu hỏi tag question là câu phủ định nhé. Vì khác với văn phong tiếng Việt, “Yes / No” trong tiếng Anh dùng để diễn tả ý “khẳng định / phủ định”. “Yes / No” không phải đồng ý / không đồng ý với người hỏi.

Ví dụ:
Q: You haven’t finished the report, have you? (Bạn chưa làm xong bản báo cáo, phải không?)
A: Yes, do you need it now? (Đâu có, tôi làm rồi, bây giờ bạn cần nó hả?)

Trong ví dụ này, “Yes” – theo văn phong tiếng Anh – diễn tả ý khẳng định cho động từ trong câu hỏi, tức là “I have finished the report” (tôi đã làm xong bản báo cáo rồi) chứ không phải đồng tình với câu hỏi là chưa làm xong bản báo cáo.

Hơi rối phải không nè? Hãy tỉnh táo coi chừng sập bẫy vì sự khác biệt về văn phong nha!

Bạn xem thêm một ví dụ nữa cho quen nha.

Q: You didn’t attend the conference, did you? (Bạn đã không tham dự hội thảo, phải không?)
A: Yes, it was useful. (Đâu có, tôi có dự mà, nó rất hữu ích.)
A: No, I had no time. (Đúng vậy, tôi đã không dự, tôi không có thời gian.)

Câu hỏi đuôi – Trước dấu phẩy là câu khẳng định

May mắn thay, câu hỏi đuôi trước dấu phẩy là câu khẳng định phổ biến hơn. Và trường hợp này cũng dễ hiểu hơn vì nó giống văn phong tiếng Việt của mình. Bạn xem các ví dụ sau đây nha.

Q: His speech was the best, wasn’t it? (Bài phát biểu của anh ấy là hay nhất, đúng không?)
A: Yes, it was the best. (Đúng vậy, nó hay nhất.)
A: I don’t think so. (Tôi không nghĩ vậy.)

Q: You have been to Tokyo, haven’t you? (Bạn đã đi Tokyo rồi, phải không?)
A: Yes, three times. (Đúng vậy, ba lần rồi.)
A: No, but I’m going there this summer. (Chưa, nhưng hè này tôi sẽ đi.)

À, bạn cũng nên lưu ý rằng người ta rất hay thay thế các từ hỏi đuôi bằng từ “Right”. Xem ví dụ nhé:

Q: You’re going to attend tomorrow’s training session, right? (Bạn tham gia kì huấn luyện ngày mai, đúng không?)
A: Do you think that’s necessary? (Bạn nghĩ nó cần thiết à?)

Bây giờ chúng ta tiếp tục với câu trần thuật nhé.

Câu trần thuật (statement)

Câu trần thuật phổ biến hơn câu hỏi đuôi, chiếm khoảng 15% câu hỏi Part 2. Đây là loại câu hỏi khó nhất trong phần này của bài thi nghe TOEIC. Tại sao khó? Vì nó thực sự không phải là một câu hỏi mà chỉ là một câu phát biểu, thường đưa ra ý kiến, lời khuyên, cung cấp thông tin, mô tả,

Nó có thể được trả lời theo nhiều cách khác nhau tùy theo từng tình huống cụ thể, vì thế đòi hỏi bạn phải hiểu rõ câu hỏi mới có thể chọn đáp án có ý nghĩa phù hợp.

Vậy làm sao để chinh phục loại câu hỏi này đây? Lời khuyên chân thành là “Practice makes perfect”, nghĩa là bạn nên thực hành nhiều để quen với cách phản ứng, suy luận và cách trả lời câu hỏi tag question và statement.

Chúng ta cùng tham khảo các ví dụ sau nha:

Q: The copy machine on the third floor is out of order. (Máy photo trên tầng 3 thì bị hỏng.)
A: OK, I’ll have the repairman look at it. (Được rồi, tôi sẽ nhờ thợ sửa tới xem thử.)

Q: Oh, there’s no clock in this room. (Ôi, trong phòng này không có đồng hồ.)
A: It’s about two-thirty. (Khoảng hai giờ ba mươi rồi.)

Q: Our new employees have been doing a great job. (Nhân viên mới của chúng ta đang làm việc rất tốt.)
A: I agree. (Tôi đồng ý.)

Câu đề nghị, ngỏ lời, yêu cầu (Suggestion – Offer – Request)

Đây là dạng câu hỏi đặc biệt, được dùng để yêu cầu người nghe làm một điều gì đó hoặc đưa ra gợi ý, đề xuất.

Câu đề nghị (Suggestion)

Câu đề nghị bắt đầu bằng:
– Let’s + V …
– Why don’t you/we + V …?
– How about + V-ing …?
– What about + V-ing …?
– You should + V …

Đồng ý:
– I’d be glad to / happy to…
– That’s a good idea.
– That sounds good/ great.
– That’s not a bad idea.

Từ chối:
– I’m sorry but …
– I’m afraid I can’t.
– I’d be glad/happy to …, but
– Actually, …

Chúng ta cùng xem các ví dụ sau:

Q: Why don’t we create some videos for the interns? (Tại sao chúng ta không tạo ra một vài video cho thực tập viên nhỉ?)
A: Sure, let’s work on that. (Chắc chắn rồi, chúng ta hãy cùng làm.)

Q: How about asking for two office assistants? (Yêu cầu thêm 2 trợ lý văn phòng thì sao nhỉ?)
A: Yes, that’s a good idea. (Vâng ý kiến hay đấy.)

Q: Let’s try that new restaurant on the corner. (Chúng ta hãy đi thử nhà hàng mới mở ở góc đường kia nha.)
A: But I had Italian food yesterday. (Nhưng tôi đã ăn nhà hàng Ý hôm qua rồi.)

Q: You should present your research data at the next department meeting. (Chúng ta nên trình bày dữ liệu nghiên cứu ở buổi họp phòng ban tiếp theo nhé.)
A: I’d be happy to. (Tôi sẵn lòng.)

Câu ngỏ lời (offer)

Câu ngỏ lời bắt đầu bằng “Would you like + N?”, được dùng để đưa ra lời mời. Thường được trả lời bằng:
“Yes, please.”
“No, thanks.”

Ví dụ:
Q: Would you like some juice?
A: No, thanks.
A: Yes, please.

Câu yêu cầu (request)

Câu yêu cầu bắt đầu bằng “Would / Could / Can / Will + you + V … (please)?”, được dùng để yêu cầu người nghe làm gì đó.

Đồng ý:
– Yes / Sure / Of course.
– Certainly / No problem.
– I’d be glad to / happy to…

Từ chối:
– Sorry…
– I’m sorry but…
– I’m afraid I can’t.

Đây là một số ví dụ cho câu yêu cầu:

Q: Could you help John organize the clients’ files? (Bạn có thể giúp John sắp xếp hồ sơ khách hàng không?)
A: I’m afraid I can’t, I’m busy. (Tôi e rằng tôi không thể, tôi bận mất rồi.)

Q: Can you make sure we have a sign-up sheet available? (Bạn có thể đảm bảo chúng ta còn sẵn tờ đăng ký chứ?)
A: Sure, no problem. (Chắc chắn rồi, không vấn đề.)

Như vậy là chúng ta vừa đi qua hết các dạng câu hỏi đặc biệt của Part 2 TOEIC, gồm câu hỏi Tag question, trần thuật, đề nghị, ngỏ lời và yêu cầu. Để có cái nhìn tổng quát hơn về Part 2 hoặc tìm hiểu về các loại câu hỏi khác của Part 2 cũng như từ vựng và bẫy khi luyện nghe Part 2 TOEIC, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.

Luyện nghe part 2 TOEIC Strawberrytoeic.com

Xem bài viết: Hướng dẫn cách Luyện nghe Part 2 TOEIC max điểm được biên soạn bởi đội ngũ Strawberry TOEIC.

Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục TOEIC! Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy ủng hộ Strawberry Team bằng cách click vào các biểu tượng chia sẻ ngay bên dưới bạn nhé! 

Tham khảo: 

Đánh giá của bạn về bài viết này?